Luật Nhất Tín gửi đến thông tin liên hệ cơ bản của Tòa án huyện Trảng Bom như: địa chỉ tòa án huyện Trảng Bom, số điện thoại tòa án huyện Trảng Bom, thẩm quyền xét xử của Tòa án huyện Trảng Bom, cách thức nộp đơn khởi kiện, đơn ly hôn qua đường bưu điện đến Tòa án huyện Trảng Bom.
TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI (Danh mục):
1. ĐỊA CHỈ TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI NHƯ THẾ NÀO
2. SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
3. THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
4. HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN ĐẾN TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
6. TÒA ÁN TRẢNG BOM NHẬN ĐƠN QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN VÀ CÓ THỂ GỬI KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐƠN QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
7. TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM THỰC HIỆN NHỮNG CÔNG VIỆC NÀO, THẨM QUYỀN TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM.
ĐỊA CHỈ TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI NHƯ THẾ NÀO
Địa chỉ tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là:
đường Nguyễn Huệ, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN HỆ TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
Số điện thoại tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: 0251.3866265
Số điện thoại liên hệ để được tư vấn miễn phí pháp luật tại Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai: 03.8888.1991
THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI
Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai làm việc trong giờ hành chính, cụ thể như sau:
Buổi sáng: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
Buổi chiều: Từ 13 giờ (1h chiều) đến 17 giờ (5 giờ chiều).
Thứ bảy và chủ nhật Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom không tiếp đương sự, trường hợp khách hàng cần nộp đơn đến Tòa án huyện Trảng Bom thì bắt buộc phải nộp qua đường bưu điện theo hướng dẫn ở phần dưới.
HƯỚNG DẪN NỘP ĐƠN KHỞI KIỆN ĐẾN TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
Trong tình hình dịch bệnh, Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai chỉ nhận đơn khởi kiện, đơn ly hôn qua phương thức đường bưu điện.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp người dân đều có thể gửi đơn khởi kiện, đơn ly hôn và hồ sơ đính kèm qua đường bưu chính đến Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đều được, bởi quy định pháp luật tố tụng quy định người nộp đơn khởi kiện, đơn ly hôn tại Tòa án huyện Trảng Bom có thể nộp thông qua phương thức bưu chính. Cụ thể quy định pháp luật như sau:
Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
QUY TRÌNH TÒA ÁN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI XỬ LÝ ĐƠN KHỞI KIỆN, ĐƠN LY HÔN KHI NỘP ĐƠN QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
Khi nhận đơn khởi kiện được người khởi kiện, người nộp đơn qua phương thức bưu chính gửi đến Tòa án Trảng Bom thì Tòa án huyện Trảng Bom phải xử lý đúng theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện tại Tòa án Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án Trảng Bom hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án huyện Trảng Bom phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
TÒA ÁN TRẢNG BOM NHẬN ĐƠN QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN VÀ CÓ THỂ GỬI KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐƠN QUA ĐƯỜNG BƯU ĐIỆN
Về mặt quy định pháp luật thì Tòa án huyện Trảng Bom có thể nộp xử lý đơn qua đường bưu điện, cụ thể quy định như sau:
Điều 172. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:
1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.
3. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
4. Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.
5. Người có chức năng tống đạt.
6. Những người khác mà pháp luật có quy định.
Điều 173. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
1. Cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc người thứ ba được ủy quyền thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo.
2. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
3. Niêm yết công khai.
4. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác theo quy định tại Chương XXXVIII của Bộ luật này.
LUẬT SƯ GIỎI UY TÍN TẠI HUYỆN TRẢNG BOM
Chúng tôi luôn tự hào với đội ngũ Luật sư nhiều kinh nghiệm tại Trảng Bom, có kiến thức chuyên môn vững vàng và đã trải qua nhiều năm công tác trong các hãng luật lớn như Viclaw, NTV, cố vấn pháp lý cho các tập đoàn lớn như Thaco, Đại Quang Minh, Sài Gòn 9. Ngoài ra, một số nhân sự đã từng công tác trong các cơ quan tư pháp như: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát. Cùng với quy trình tiếp nhận và xử lý chuyên nghiệp, Luật Nhất Tín Cam kết: Tư vấn MIỄN PHÍ về vấn đề pháp lý cho khách hàng hiểu rõ, MINH BẠCH về nội dung công việc và mức phí dịch vụ, Cam kết hoàn trả toàn bộ tiền phí dịch vụ luật sư nếu vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý.
LUẬT SƯ UY TÍN HÀNG ĐẦU Ở HUYỆN TRẢNG BOM, ĐỒNG NAI:
Với sứ mệnh cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín, mong muốn cung cấp dịch vụ lâu dài cho khách hàng, nên Luật nhất tín chúng tôi luôn coi trọng chữ TÍN, vì vậy với slogan “Một chữ tín, vạn niềm tin”, Chúng Tôi cam kết về việc thực hiện công việc theo thỏa thuận và cam kết sẽ hoàn lại tiền nếu không đảm bảo chất lượng công việc.
LUẬT SƯ TRANH TỤNG GIỎI HUYỆN TRẢNG BOM:
- Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ pháp lý tại địa bàn tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là khu vực thành phố Biên Hòa với hai lĩnh vực mũi nhọn và cũng là thế mạnh là giải quyết tranh chấp (Luật sư tranh tụng tại Trảng Bom) và Luật sư tư vấn doanh nghiệp. Luật Nhất Tín cam kết Luật sư tại Luật Nhất Tín là những luật sư tranh tụng giỏi hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ Ở TRẢNG BOM CAM KẾT:
- Tư vấn MIỄN PHÍ về vấn đề pháp lý cho khách hàng hiểu rõ (Luật sư giỏi Trảng Bom, Đồng Nai trực tiếp tư vấn);
- MINH BẠCH về nội dung công việc và mức phí dịch vụ luật sư tại huyện Trảng Bom;
- CAM KẾT phí dịch vụ luật sư ở Trảng Bom là tốt nhất và cam kết hoàn trả toàn bộ tiền phí dịch vụ nếu vi phạm hợp đồng dịch vụ pháp lý.
NẾU QUÝ KHÁCH CÓ NHU CẦU TÌM LUẬT SƯ GIỎI, UY TÍN TẠI TRẢNG BOM ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT TẠI TRẢNG BOM MIỄN PHÍ THÌ LIÊN HỆ NGAY VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TRẢNG BOM THEO SỐ ĐIỆN THOẠI: 03.8888.1991 (LUẬT SƯ: THÀNH)
TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM THỰC HIỆN NHỮNG CÔNG VIỆC NÀO, THẨM QUYỀN TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN HUYỆN TRẢNG BOM.
Tòa án huyện Trảng Bom là đơn vị trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Tòa án tỉnh Đồng Nai. là một cơ quan tư pháp, có người đứng đầu là Chánh án tòa án huyện Trảng Bom, Chánh án Tòa án huyện Trảng Bom là người quản lý về mặt hành chính với các thẩm phán và thư ký.
Thẩm quyền của tòa án huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được quy định cụ thể trong Luật tổ chức Tòa án và quy định chi tiết tại Luật tố tụng dân sự 2015.
Điều 4. Thẩm quyền thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án quân sự
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân cấp cao và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án quân sự khu vực, Tòa án quân sự quân khu và tương đương và quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của mỗi Tòa án theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Mục 1. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều 45. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
Mục 2. CHÁNH ÁN, PHÓ CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG
Điều 47. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật.
Điều 48. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện Trảng Bom đối với các vụ án dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động.
1. Tòa án nhân dân cấp huyện Trảng Bom có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Thẩm quyền của tòa án huyện Trảng Bom đối với các vụ án hình sự:
1. Tòa án nhân dân cấp huyện Trảng Bom và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
a) Vụ án hình sự về các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
b) Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
c) Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ
1. Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tòa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi kết thúc việc điều tra.
2. Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự thì Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử theo quyết định của Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
Thẩm quyền tòa án huyện Trảng Bom đối với các vụ án hành chính:
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri.
Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Điều 68. Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
2. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.
a) Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp.
3. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên;
c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp.
4. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thi có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp.
5. Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật này;
b) Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
c) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
d) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.
6. Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của Luật này và điều kiện quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự.
THÔNG TIN THÊM VỀ ĐỊA DANH HUYỆN TRẢNG BOM
Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Huyện Trảng Bom cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 42 km, tiếp giáp và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 12 km về phía đông, nằm ở phía tây nam của hồ Trị An. Trảng Bom có quốc lộ 1A chạy qua, nổi tiếng với khu du lịch sinh thái thác Giang Điền.
Trảng Bom là một huyện thuộc vùng trung du của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý:
Phía nam giáp huyện Long Thành
Phía đông giáp huyện Thống Nhất
Phía tây giáp thành phố Biên Hòa
Phía bắc giáp huyện Vĩnh Cửu
Ngoài ra, huyện còn giáp với huyện Định Quán qua một đoạn nhỏ ranh giới phía đông bắc trên hồ Trị An.
Huyện Trảng Bom nằm dọc theo quốc lộ 1A, là cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh nên có lợi thế về phát triển giao thông. Bên cạnh đó, Trảng Bom cách Biên Hòa 12 km và thành phố Hồ Chí Minh 42 km về phía đông nên thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán và đầu tư công nghiệp.
Huyện Trảng Bom là một huyện đông dân với dân số năm 2019 là 349.278 người, mật độ dân số khá cao, đạt 1.073 người/km².
Trụ sở UBND huyện Trảng Bom
Huyện Trảng Bom có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trảng Bom (huyện lỵ) và 16 xã: An Viễn, Bắc Sơn, Bàu Hàm, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình, Trung Hòa.
Lịch sử
Địa danh Trảng Bom có từ năm 1957, khi đó là tên một xã thuộc quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa. Đến năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Đức Tu, xã Trảng Bom thuộc quận Đức Tu. Đến năm 1976, xã Trảng Bom được chia thành hai xã Trảng Bom 1 và Trảng Bom 2 thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP[2]. Theo đó, thành lập huyện Trảng Bom trên cơ sở tách thị trấn Trảng Bom và 16 xã: Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Sông Trầu, Tây Hòa, Trung Hòa, Đông Hòa, Hưng Thịnh, Sông Thao, Bàu Hàm, Giang Điền, An Viễn, Đồi 61, Cây Gáo, Thanh Bình thuộc huyện Thống Nhất.
Sau khi thành lập, huyện Trảng Bom có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
Ngày 27 tháng 5 năm 2019, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 447/QĐ-BXD công nhận thị trấn Trảng Bom mở rộng (gồm thị trấn Trảng Bom và một phần các xã: Đồi 61, Sông Trầu, Quảng Tiến) là đô thị loại IV.