- Địa điểm kinh doanh là gì:
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
- Con dấu của địa điểm kinh doanh:
Địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.
- Tổ chức hạch toán, kế toán và kê khai thuế
Địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc và Công ty chính, hình thức kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty.
- Cơ cấu tổ chức và hoạt động
Địa điểm kinh doanh chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có chức năng đại diện theo ủy quyền.
Có 2 loại địa điểm kinh doanh: địa điểm kinh doanh trực thuộc doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.
- Địa điểm đặt Địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính (trong tỉnh hoặc khác tỉnh).
- Đặt tên Địa điểm kinh doanh:
Tên Địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
Tên Địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt
- Người đứng đầu Văn phòng đại diện:
Có thể là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người có quốc tịch nước ngoài có ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp.
- Trình tự, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh:
- Hồ sơ gồm:
Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Phụ lục II-11, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.
- Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Cách thức thực hiện:
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ lập địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.